Nhắc đến hổ là nhắc đến hình ảnh của một chúa sơn lâm oai hùng và thường được sử dụng làm hình ảnh tỏng cung đình, thi cử… Nhiều người cũng hay lựa chọn tranh hổ treo trong nhà như một cách mang theo vượng khí vào trong gia đình và cho cả gia chủ.
Ý nghĩa tranh hổ theo quan niệm Á Đông như thế nào?
Hổ trong quan niệm Á Đông là biểu tượng cho phẩm giá, danh dự, lòng nhiệt huyết, sức mạnh. Khi nghĩ đến hổ thì mọi người sẽ thường nghĩ ngay đến sức mạnh vượt trội, thủ lĩnh và biểu tượng thành công. Tranh hổ có nhiều ý nghĩa đặc biệt như:
Sức mạnh, quyền lực
Hổ còn được gọi là chúa sơn lâm, là một loài vật vô cùng mạnh mẽ, thủ lĩnh của muôn loài. Con hổ cũng biểu tượng cho sức mạnh, địa vị cá nhân và dòng tộc. Bởi sức mạnh của nó mà hổ cũng được sử dụng trong các đình miếu, công trình kiến trúc…
Bảo vệ gia chủ
Bởi là chúa sơn lâm, nên tranh hổ cũng được sử dụng làm biểu tượng bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ gia đình.
Tiền tài, danh vọng
Theo phong thủy, treo tranh hổ trong nhà sẽ mang lại sự may mắn, tài lộc, tiền tài cho gia chủ. Hơn nữa, bức tranh này có khả năng giúp xua đi âm khí, mua quỷ, tăng dương khí cho gia đình.
Phẩm chất con người
Con hổ còn thể hiện con người có tính cách kiên nhẫn, kiên trì, biết chớp thời cơ để thành công. Hổ cũng là loài vật linh thiêng và tôn kính, tượng trưng cho sự thành công và thành đạt.
Tranh hổ hợp với những tuổi nào?
Để xác định tranh hổ hợp tuổi nào thì bạn cũng cần phải dựa trên nguyên tắc treo tranh trong phong thủy. Bạn cần nắm rõ 2 nguyên tắc khi treo tranh phong thủy là: tam hợp tương sinh và lục hợp tương hợp.
Về nguyên tắc tam hợp tương sinh, có thể hiểu là 12 con giáp chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm là 3 con giáp tương hợp. Đó là: Tý – Thân – Thìn, Sửu – Dậu – Tỵ, Dần – Ngọ – Tuất, Mão – Mùi – Hợi. 3 con giáp trong cùng một nhóm kết hợp với nhau sẽ đem lại sự may mắn, thịnh vượng dồi dào.
Về nguyên tắc lục hợp tương hợp là có 6 nhóm, mỗi nhóm là 2 con giáp có khả năng tương hỗ lẫn nhau, cụ thể: Tý – Sửu, Dần – Hợi, Mão – Tuất, Thìn – Dậu, Tỵ – Thân, Ngọ – Mùi.
Theo đó, tranh hổ (tuổi Dần) sẽ hợp với người có tuổi Ngọ và tuổi Tuất. Người tuổi này khi treo tranh tỏng nhà hoặc nơi làm việc có thể xua đuổi âm khí, tăng dương khí. Nhờ đó mà công việc cũng luôn suôn sẻ, làm ăn phát đạt hơn, gặp nhiều vận may.
Những tuổi đại kỵ
Bên cạnh đó, bạn cũng nên ghi nhớ những tuổi kỵ với tranh hổ. Nếu như gia chủ thuộc nhóm tuổi xung khắc với tuổi Dần thì dùng tranh hổ sẽ mang lại tai họa khó lường.
Tuổi Dần kỵ với tuổi Tỵ. Những người tuổi Tỵ và tuổi Thân cũng không nên treo tranh con hổ. Điều này có thể khiến công việc àm ăn lụi bại, dễ gặp phải những điềm xấu, hao tổn sức khỏe. Cho nên, dù bức tranh có đẹp đén đâu thì những gia chủ tuổi Thân và Tỵ cũng cần cân nhắc việc treo tranh con hổ trong nhà để tránh gặp hoạ sát thân.
Hướng treo tranh
Hướng treo tranh cũng rất quan trọng. Bạn nên tránh để đầu hổ hướng vào trong vì tư thế này ám chỉ hoạt động săn mồi. Hình ảnh này sẽ khiến cho sức khỏe và tài lộc của gia chủ bị giảm sút nghiêm trọng, hao tổn sức khỏe.
Một số lưu ý khi treo tranh hổ trong nhà
Hổ trong quan niệm của người Á Đông là biểu tượng cho phẩm giá, vinh quang, sức mạnh, lòng nhiệt huyết và quả cảm. Tranh hổ có ý nghĩa xua đuổi những điều bất hạnh trong gia đình, xua đuổi ma quỷ, lửa hoặc trộm cướp. Bạn nên lưu ý một số điều như sau khi treo tranh:
- Không treo tranh có đầu hổ hướng về phía trong nhà, hình ảnh này ám chỉ hổ đang săn mồi, bạn nên để đầu hổ hướng ra cửa chính hoặc hướng ra phía ngoài
- Không treo tranh tại nơi có nguồn năng lượng thấp như: nhà kho, nhà tắm…, bạn nên đặt tranh ở nơi có không gian mở
- Không nên treo tranh qua cao (nguồn năng lượng quá mức so với cần thiết) hay quá thấp (thể hiện sự thiếu tôn trọng) so với tầm mắt
- Không nên đặt nhiều quá hơn 5 bức tranh hổ trong nhà
- Xem thêm: Tranh đại bàng